Lịch sử Lực_lượng_Phòng_vệ_Mặt_đất_Nhật_Bản

Một người lính của JGSDF-Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với thiết bị ngắm PDF-14 dùng cho ban đêm.

Sau năm 1945, theo Hiệp ước Potsdam do Lực lượng Đồng Minh ban hành, Lục quân Đế quốc Nhật BảnHải quân Đế quốc Nhật Bản bị giải thể, thay thế cho cả hai lực lượng quân sự bảo vệ Nhật Bản này là các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ gồm 450.000 quân đặt dưới quyền của Thống tướng Douglas MacArthur.

Khi nổ ra Chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950, rất nhiều đơn vị quân sự Hoa Kỳ được đưa đến Nam Triều Tiên tham chiến và điều đó khiến cho Nhật Bản hoàn toàn mất đi khả năng phòng vệ. Theo sự gợi ý từ chính phủ Hoa Kỳ, vào tháng 7/1950, chính quyền Nhật Bản đồng ý và thành lập Lực lượng Cảnh sát Trừ bị Quốc gia gồm 75.000 người được trang bị vũ khí bộ binh hạng nhẹ, huấn luyện bởi các cố vấn Mỹ.

Dựa trên cơ sở của Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ (Treaty of Mutual Cooperation and Security between the United States and Japan) được ký vào đầu năm 1952, nước Mỹ sẽ đảm nhận vai trò tác chiến và hỗ trợ nếu có bất kì sự đe dọa nào chống lại Nhật Bản trong khi các lực lượng Nhật Bản gồm cả Hải quân và Lục quân sẽ đảm nhận vai trò hậu cần và đối phó với các thảm họa thiên nhiên hoặc dịch bệnh. Giữa năm 1952, Lực lượng Cảnh sát Trừ bị Quốc gia gia tăng quân số lên 110.000 người và đổi tên thành Lực lượng Bảo an Quốc gia.

Nhật Bản tiếp tục tăng cường khả năng phòng vệ của mình. Vào ngày 1/7/1954, Cục Bảo an Quốc gia thông báo tái tổ chức thành Cục Phòng vệ Nhật Bản và Lực lượng Bảo an Quốc gia tái tổ chức thành Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (Lục quân), Lực lượng Phòng vệ Duyên hải Nhật Bản (Hải quân), Lực lượng Phòng vệ Không phận Nhật Bản (Không lực). Cả ba lực lượng được đặt dưới quyền của tướng Keizõ Hayashi - chỉ huy trưởng đầu tiên của Hội đồng Tham mưu Phòng vệ Nhật Bản.

Một bộ phận tổ chức lớn nhất là cấp sư đoàn và được coi như một đơn vị cơ bản. Là các đơn vị chủ chốt trong quân đội, nó có trách nhiệm bảo vệ một khu vực cụ thể. Quân đội nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Chỉ huy Trưởng Cơ quan Quốc phòng. Dưới sự chỉ huy của các Bộ Chỉ Huy Quân khu, các Sư đoàn tác chiến và các đơn vị hỗ trợ có trách nhiệm bảo vệ khu vực của mình và chống lại những kẻ thù trực tiếp hoặc gián tiếp xâm lăng Nhật Bản.

Những người lính Nhật thuộc JGSDF tập trận cùng binh lính Mỹ năm 2006.

Khi Nhật Bản vươn lên trở thành một trong những quốc gia phồn thịnh nhất hành tinh, khi tình hình an ninh - quân sự thế giới có nhiều biến chuyển phức tạp, đặc biệt là sự trỗi dậy về mặt quân sự của các quốc gia khác trong khu vực, thì Cục Phòng vệ Nhật Bản không còn đáp ứng được các yêu cầu trong hoàn cảnh mới. Trong đó, Nhật đặc biệt nhấn mạnh mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên cùng cuộc tranh chấp với Nga tại quần đảo Kuril ở phương Bắc, cuộc tranh chấp với Hàn Quốc tại nhóm đảo đá Takeshima, các tranh chấp về khu vực đặc quyền kinh tế biển với Trung Quốc ở khu vực quần đảo Senkaku.

Cuộc chạy đua vũ trang trong nhiều năm qua đã dẫn tới kết quả là nước Nhật nằm giữa một loạt nước có vũ khí hạt nhân gồm Nga, Trung Quốc, có thể là cả Bắc Triều Tiên, chưa kể đồng minh Mỹ đòi hỏi phải có quân đội chính thức. Năm 2006, Thủ tướng Shinzo Abe đã đẩy mạnh tiến trình thành lập Bộ Quốc phòng.[2] Cục Phòng vệ Nhật Bản được nâng cấp thành Bộ Quốc phòng vào ngày 9 tháng 1 năm 2007 dưới thời Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được đặt trong Bộ Quốc phòng. Ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2016 là 4859 tỉ Yên Nhật tương đương với 41 tỷ USD trong đó Lục quân nhận 17 tỷ USD (chiếm hơn 40%), chiếm 1% tổng GDP.

Hiện nay có khoảng trên 50.000 quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, chủ yếu tại Okinawa. Lực lượng Hoa Kỳ tại Nhật Bản chủ yếu là Không lực, Hải quân và Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Viễn chinh số 3 Hoa Kỳ gồm Sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến, Lữ đoàn 3 Viễn chinh, Không đoàn 1 Không lực Viễn chinh và Liên đoàn 3 Hậu cần Thủy Quân Lục Chiến.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lực_lượng_Phòng_vệ_Mặt_đất_Nhật_Bản http://www.eurocopter.ca/asp/cmNews060407-2.asp http://www.eads.com/1024/en/pressdb/archiv/2005/20... http://www.realclearpolitics.com/articles/2007/03/... http://defendingjapan.wordpress.com/tag/japan-self... http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/jptoc.html http://www.mod.go.jp/e/data/data01.html http://www.mod.go.jp/e/data/data03.html http://www.mod.go.jp/e/data/data04.html http://www.mod.go.jp/gsdf http://www.globalsecurity.org/military/world/japan...